Sàn gỗ ngày nay được ưa chuộng rất nhiều do độ bền, đẹp, sạch sẽ của nó mang lại. Vì thế rất nhiều gia đình tin tưởng sử dụng sàn gỗ để lắp đăt cho căn nhà của mình.
Một trong những loại sàn đang được nhiều người tin cậy sử dụng là sàn gỗ công nghiệp. Vì thế có rất nhiều câu hỏi đc đặt ra xoay quanh sàn gỗ này. Như Sàn gỗ công nghiệp có tốt không? Sàn có tuổi thọ bền không? Sàn có cấu tạo như thế nào? Để trả lời những thắc mắc đó, bài viết này sẽ cho các bạn thấy Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp.
Nội dung bài viết
1. Xử lý gỗ tự nhiên
Đầu tiên khai thác và tiến hành xử lý gỗ tự nhiên. Sau đó đưa vào nhà máy sơ chế gỗ bằng cách xé mỏng gỗ ra từng thanh rồi phân loại và vận chuyển về nhà máy sản xuất chính.
Gỗ sơ chế xong sẽ được nghiền nhỏ thành bột và đưa vào sản xuất cốt gỗ HDF. Cốt gỗ này là thành phần chuyên dụng của vật liệu lót sàn gỗ công nghiệp.
2. Ép cốt gỗ HDF
Bột gỗ sau đó được trộn thêm keo và các chất phụ gia khác, được xử lí khá tỉ mĩ. Tiếp theo hỗn hợp này được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao (tiêu chuẩn 830-870 kg /cm2) để cho ra đời những tấm gỗ HDF có độ dày từ 8mm và 12mm.
Có thể bạn chưa biết: Ép hỗn hợp gỗ dưới nhiệt độ, áp suất cao nhằm tăng khả năng chịu lực và chống mối mọt hiệu quả. Nếu sàn gỗ công nghiệp nào càng được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao thì khả năng chống lại tác động của thời tiết càng lớn hơn.
Cốt gỗ HDF được ép xong thì được chuyển đến nhà máy sản xuất chính xử lí tiếp 2 mặt. Bước này sẽ giúp sàn gỗ cứng hơn và tăng khả năng chống ẩm, kháng nước tốt hơn. Đặc biệt hạn chế được tình trạng cong vênh hay co ngót.
3. Phủ tạo lớp vân gỗ và bề mặt
Hai mặt sàn gỗ được xử lí xong thì chuyển sang công đoạn cán phủ tạo lớp vân được thiết kế tinh xảo không thua kém gì vân gỗ tự nhiên. Đây được xem là bước quan trọng không kém bởi giúp tạo tính thẩm mĩ cho sản phẩm.
Phủ vân xong thì không thể quên cán phủ lớp bề mặt sàn. Lớp này trong suốt được làm bằng Melamine Resin kết hợp với sợi thủy tinh và nhôm oxit. Nó có công dụng giúp giữ màu và tránh bong tróc lớp vân gỗ hiệu quả. Đồng thời đây cũng là lớp áo giáp giúp chống xước, bảo vệ bề mặt của sàn.
4. Ép gỗ lần 2
Sau bước 5 và 6 thì 1 lần nữa sàn gỗ công nghiệp được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao, tạo nên một khối ổn định đồng nhất và vững chắc hơn. Ép xong, ván sàn được đem đi đánh bóng bề mặt thêm sáng đẹp hơn.
5. Thiết kế mộng/hèm khóa
Tiếp tục những tấm sàn gỗ công nghiệp được đưa vào máy cắt theo đúng kích thước và được soi mộng 4 cạnh. 1 số loại chất lượng hơn sẽ được phủ thêm sáp nến xung quanh giúp chống thấm nước và lắp đặt dễ dàng hơn.
Bạn có biết? Loại mộng kép (hay còn gọi là hèm khóa) là loại hiện đại nhất và mỗi 1 thương hiệu lại được thiết kế độc quyền khác nhau.
6. Kiểm tra sản phẩm
Sau khi các bước trên hoàn tất, sản phẩm sàn gỗ công nghiệp sẽ được chuyển qua bộ phận kiểm tra – đánh giá chất lượng sản phẩm. Nếu đạt chuẩn sẽ được đưa xuống dây chuyền đóng gói và đến với người tiêu dùng.
Bạn cũng thấy đấy, quy trình sản xuất gỗ công nghiệp thật chuyên nghiệp và phức tạp phải không? Hiểu được từng công đoạn sản xuất sàn gỗ công nghiệp, ta lại càng thêm an tâm hơn khi lựa chọn sản phẩm lót sàn hiện đại này.
7. Nên mua sàn gỗ gỗ công nghiệp cao cấp ở đâu?
Ngày nay, các công ty cung cấp và thi công sàn gỗ công nghiệp rất nhiều, vì thế người tiêu dùng nên cân nhắc lựa chọn cho mình một nơi đáng tin cậy để có những sản phẩm an toàn và chất lượng tốt nhất.
Là một công ty chuyên cung cấp và thi công các loại sàn, công ty trang trí nội ngoại thất Mạnh Trí tự hào sẽ đem đến cho quý khách hàng những sản phẩm uy tín và chất lượng với sự đa dạng về mẫu mã, màu sắc của sàn gỗ công nghiệp cao cấp.
Các sản phẩm về sàn gỗ công nghiệp cao cấp được Mạnh Trí nhập khẩu 100% nước ngoài, cam kết không cung cấp những sản phẩm không rõ nguồn gốc, có kiểm định chất lượng, CO, CQ, giá thành đưa ra phù hợp hợp thị trường.
Đến với sàn gỗ công nghiệp của công ty trang trí nội ngoại thất Mạnh Trí, quý khách sẽ được tư vấn toàn diện, hỗ trợ lắp đặt thi công theo quy trình kỹ thuật hiện đại nhất.