Sàn gỗ Engineered là gì? Giới thiệu 3 dòng sàn gỗ kỹ thuật mới 2019

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm cho mình dòng sàn gỗ vừa đem lại vẻ đẹp tinh tế như gỗ tự nhiên nhưng vẫn khắc phục được nhược điểm từ loại vật liệu này thì sàn gỗ kỹ thuật Engineered là sự lựa chọn tối ưu nhất cho bạn.

Để hiểu được vì sao nên chọn loại sàn gỗ này, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhằm giúp bạn có thể chọn cho mình mẫu sàn gỗ kỹ thuật phù hợp nhất với điều kiện của gia đình bạn.

1. Giới thiệu về sàn gỗ kỹ thuật Engineered

Các nước Âu/Mỹ gọi tên loại sàn gỗ này là Engineered Hardwood Floor. Ngoài ra loại sàn này còn biết đến với tên gọi quen thuộc là sàn gỗ kỹ thuật. Bởi nó được lai ghép, vừa lấy ưu điểm của sàn gỗ tự nhiên (sử dụng phần lõi là gỗ tự nhiên qua đó tăng tính ổn định cho sản phẩm) vừa lấy ưu điểm của sàn gỗ công nghiệp (sử dụng các chất tái chế, giúp giá thành giảm, màu sắc của sản phẩm cũng đa dạng như màu sắc của sàn gỗ công nghiệp).

1.1 Cấu tạo sàn gỗ Engineered

Nguyên liệu

Nguyên liệu để tạo ra loại sản phẩm này bao gồm cả phần gỗ thật và các loại chất tái chế. Cụ thể, phần lõi của sàn gỗ, vẫn là lớp gỗ thật, loại gỗ gì thì tuỳ thuộc vào từng nhà sản xuất. Phía dưới và phía trên bề mặt của sản phẩm, lại là các lớp chất tái chế, giống như loại sàn gỗ công nghiệp 100%.

Các lớp cấu tạo

cấu tạo sàn gỗ engineered
Các lớp cấu tạo sàn gỗ Engineered
  • Lớp bề mặt cấu tạo từ 3 – 4 lớp gỗ tự nhiên nguyên khối dày 0.6 mm – 5 mm; mang giá trị cao như gỗ Sồi, Căm Xe, Giáng Hương, Chiu Liu… được ép lại với nhau bằng công nghệ ép thuỷ lực hiện đại.
  • Lớp đáy cấu tạo bởi Plywood tức là ghép nối 10 – 15 tấm ván mỏng từ 1mm – 2mm lại với nhau bằng cách ép và dán keo để tạo thành một khối rắn chắc dày 8mm – 10mm. Plywood Bạch Đằng Việt Nam.
  • Khi hoàn thiện, sàn Engineered được xử lý theo các tiêu chuẩn nhất định như độ ẩm phải bé hơn 14% nước và sơn phủ UV hoặc lau dầu để tăng độ bền cho sản phẩm.

1.2 Kích thước của sàn gỗ kỹ thuật Engineered

Các loại ván gỗ kỹ thuật có kích thước lớn hơn hẳn so với các loại sàn gỗ công nghiệp hay sàn gỗ tự nhiên khác. Điều này tạo cảm giác cho không gian nhà bạn sẽ rộng hơn, thoải mái hơn. Nhờ đó dễ dàng khai thác mọi góc cạnh của gia đình bạn, đồng thời tiết kiệm chi phí đáng kể cho việc lót sàn nhà.

Các quy cách thường gặp của các loại sà gỗ kỹ thuật Engineered:

  • 900 x 120 x 15/3.0 mm (phổ biến nhất trong các loại sàn gỗ kỹ thuật).
  • 1820 x 145 x 14 mm (thường là loại sàn gỗ kỹ thuật cao cấp, có giá thành khá cao).
  • 900 x 90 x 15/3.0 mm ( phổ biến hiện nay).
  • 900 x 150 x 15/3.0 mm ( phổ biến hiện nay).

2. Các loại sàn gỗ kỹ thuật Engineered

Ván gỗ kỹ thuật được thiết kế dành cho tất cả mọi người. Vì là sản phẩm ghép lai giữa gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp, nên loại vật liệu này rất đa dạng về mẫu mã, sản phẩm và màu sắc không thua kém gì sàn gỗ công nghiệp.

Sàn gỗ Engineered được chia làm 3 nhóm sàn gỗ cơ bản. Nếu bạn đang quan tâm về loại sàn gỗ này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin để có sự lựa chọn chuẩn xác và phù hợp nhất cho không gian nhà bạn nhé.

2.1 Horme Flooring

Khi bạn đi qua cánh cửa tại Horme flooring, bạn sẽ tìm thấy một loạt các tùy chọn sàn của một số thương hiệu sáng tạo nhất trong ngành thiết kế nhà hiện nay. 

Horme Fooring là dòng sàn gỗ kỹ thuật được sản xuất tại Việt Nam. Nguồn nguyên liệu được lấy từ những cây gỗ đạt chất lượng cao của hai quốc gia lớn là Mỹ và Nga. Horme flooring ngày càng làm hài lòng các khách hàng Việt  bởi chất lượng ổn định và tính thẩm mỹ cao.

Horme Flooring gồm có các thương hiệu sàn gỗ nổi tiếng:

Sàn gỗ Acacia kỹ thuật

Là Model trong dòng sàn gỗ Horme Flooring. Sàn gỗ kỹ thuật Acacia với độ dày bề mặt 3mm, có nguồn gốc từ thân cây gỗ Tràm (được trồng và khai thác nhiều ở Việt Nam). Acacia được xem là bước tiến đột phá mới cho dòng sàn gỗ Horme Flooring.

Acacia đem lại những ưu điểm vô cùng vượt trội. Khả năng chịu tác đông từ môi trường tốt, không bị cong vênh. Dòng sàn gỗ này còn vô cùng thân thiện với tự nhiên, không gây độc hại cho người dùng.

Sàn gỗ Sồi kỹ thuật

Là loại sàn gỗ có lớp cấu tạo bề mặt là gỗ Sồi tự nhiên có bề mặt vân nổi. Độ dày bề mặt 3mm góp phần tái sử dụng và làm mới mặt sàn sau này. Lớp đế Plywood dày 12 mm với 9 lớp kháng nước gỗ Birch tạo sự ổn định tuyệt đối từ bên trong lõi.

Cũng như ván gỗ kỹ thuật Acacia, sàn gỗ Sồi kỹ thuật cũng mang trong mình nhiều ưu điểm vượt trội. Sàn gỗ Sồi kỹ thuật hiện nay là sự lựa chọn hàng đầu cho nhiều ngôi nhà bởi mẫu mã và màu sắc của nó vô cùng phong phú.

san_go_soi

Sàn gỗ Walnut kỹ thuật

Là dòng sàn gỗ kỹ thuật được  khai thác từ thân cây Óc chó. Dòng sàn này có tông màu tối là màu Socola, phù hợp với cả kiến trúc cổ điển và hiện đại nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp tinh tế, sắc nét.

Sàn gỗ Walnut kỹ thuật sẽ giúp bạn trải nghiệm không gian sống mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Khiến bạn luôn cảm nhận được giá trị sống cao cấp mà nó mang lại. 

2.2 Sàn gỗ Engineered Pergo

Pergo là một loại gỗ tự nhiên được thiết kế có lõi hỗ trợ ở giữa sàn. Được bao quanh bởi các lớp gỗ tự nhiên nhuộm màu đẹp mắt. Vì nó có khả năng chống ẩm hơn các loại gỗ khác nên được lắp đặt trên tất cả các vị trí của ngôi nhà. Mỗi tấm ván được hoàn thành với thiên hướng thiên về chiều sâu và phong cách.

san-go-engineer pergo

Ưu điểm của sàn gỗ kỹ thuật Pergo:

  • Tất cả các sản phẩm của pergo đều có thể kết hợp với các thiết kế đặc biệt khác.
  • Độ bền lâu dài cùng với phương pháp cài đặt hệ thống hèm khóa dễ dàng.
  • Pergo đảm bảo rằng bất kỳ vị trí nào cũng có thể được lắp đặt kể cả là trung tâm thương mại.
  • Duy trì được màu sắc và chức năng trong suốt tuổi thọ của nó.
  • Với cấu trúc truyền thống, loại ván gỗ này mang đến phong cách cổ điển. Với tông màu tự nhiên và màu sắc hiện đại, loại sàn này đều phù hợp với bất kỳ các nội thất.

2.3 Sàn gỗ iEngineered

Hiện nay, xu hướng sử dụng sàn gỗ tự nhiên ngày càng phổ biển. Không chỉ sàn gỗ solid, FJL mà chính iEngineered cũng là một sự đột phá mới và được rất nhiều người tiêu dùng quan tâm.

Là dòng sản phẩm với bề mặt có nguồn gốc từ những thân cây gỗ tự nhiên. Sau quá trình đùn ép thủy lực công nghệ cao, cho ra đời dòng sản phẩm có độ bền và khả năng thích nghi với thời tiết, khí hậu cao hơn sàn gỗ tự nhiên.

iEngineered đa dạng hơn về màu sắc, kiểu dáng, đường vân sản phẩm. Hiện nay iEngineered được chia ra làm 2 dòng sản phẩm chính là iEngineered Sồi cà xước lên màu và iEngineered tự nhiên.

sàn gỗ kỹ thuật engineered

 

iEngineered Sồi cà xước lên màu

Với bề mặt gỗ Sồi tự nhiên được ép bằng công nghệ thủy lực hiện đại. Sàn gỗ iEngineered Sồi cà xước lên màu có tông màu trầm ấm, mang lại nét đẹp cổ điển pha lẫn sự hiện đại cho ngôi nhà  bạn.

Bề mặt của loại sàn này có vân gỗ đẹp sắc nét, tự nhiên. Giá thành rẻ hơn sàn gỗ tự nhiên lại hạn chế được một số khuyết điểm nhất định:

  • Bền màu, thân thiện với môi trường. An toàn với sức khỏe người tiêu dùng.
  • Giá thành rẻ hơn sàn gỗ tự nhiên.
  • Dễ dàng thi công, lắp đặt nhờ hệ thống hèm khóa thông minh.
  • Điều hòa nhiệt độ. Ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè.

iEngineered tự nhiên

Với bề mặt có nguồn gốc từ những thân cây gỗ tự nhiên, sau quá trình đùn ép thủy lực công nghệ cao cho ra đời dòng sản phẩm chất lượng cao. Sản phẩm này có độ bền và khả năng thích nghi với thời tiết, khí hậu cao hơn sàn gỗ tự nhiên.

Với sàn gỗ iEngineered bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng mà không lo bề mặt sàn bị co ngót hay dãn nở. Và vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ, sự tinh tế của sản phẩm mang lại.

3. Ưu, nhược điểm của ván sàn gỗ kỹ thuật Engineer

Ưu điểm:

  • Là ván sàn tự nhiên có bề mặt gỗ lớn nhất và là thanh ván dài nhất hiện nay, cho cảm giác bề mặt sàn nhà rộng hơn diện tích thật.
  • Là sàn gỗ tự nhiên thật 100%, nhưng có trọng lượng nhẹ hơn sàn gỗ tự nhiên.
  • Độ ổn định sàn tốt hơn so với sàn gỗ tự nhiên trong cùng điều kiện môi trường (ít cong vênh, co ngót, giãn nở hơn).
  • Không cần tốn thêm bất cứ chi phí nào để bảo dưỡng trong suốt quá trình sử dụng.
  • Bảo hành dài hạn lên đến 25 năm.
  • Giá thành rẻ hơn từ 20-30% so với gỗ tự nhiên truyền thống.
  • Việc vệ sinh và thi công lắp đặt sàn gỗ kỹ thuật dễ dàng hơn so với các loại sàn gỗ khác.

Nhược điểm:

  • Đánh đổi lại về sự ổn định thì sàn gỗ Engineered có độ chịu lực kém hơn sàn gỗ tự nhiên nguyên thanh, khả năng chống trầy xước kém hơn sàn gỗ công nghiệp.
  • Khả năng tái sử dụng sàn gỗ Engineered cũng chỉ được từ 2 – 3 lần khi bạn muốn chuyển gỗ từ phòng này qua phòng khác hoặc từ công trình này qua công trình khác.

4. Báo giá sàn gỗ kỹ thuật

Sàn gỗ Horme Flooring

  • Sàn gỗ Acacia kỹ thuật: giá dao động tầm 500,000đ-600,000đ/m2.
  • Sàn gỗ Sồi kỹ thuật: giá dao động tầm 600,000đ-700,00đ/m2.
  • sàn gỗ Walnut kỹ thuật: giá dao động tầm 800,000đ-900,000đ/m2.

Sàn gỗ Engineered Pergo

Pergo là loại sàn cao cấp nhất trong danh mục các loại sàn gỗ kỹ thuật  Engineered. Do đó giá thành của nó khá cao so với các loại sàn gỗ cùng dòng.

Mức giá bán hiện nay của loại sàn này dao động tầm 2,600,00đ-3,200,000đ/m2.

Sàn gỗ iEngineered

  • Ván sàn Sồi cà xước lên màu: giá dao động tầm 600,000đ-780,000đ/m2.
  • Sàn gỗ iEngineer tự nhiên: giá dao động tầm 600,000đ-1,000,000đ/m2.

 5. Kết luận

Ván sàn gỗ kỹ thuật có thể là một lựa chọn tuyệt vời cho những người đánh giá cao giá trị sàn gỗ tự nhiên nhưng vẫn yêu thích sự linh hoạt như sàn gỗ công nghiệp. Nó không phải là loại sàn gỗ rẻ nhất trên thị trường hiện nay. Nhưng với một số người, sàn gỗ kỹ thuật có giá trị rất lớn.

Không giống như gỗ truyền thống hay gỗ công nghiệp, ván sàn kỹ thuật là một lựa chọn hoàn hảo cho những khách hàng muốn kết hợp giữa thời gian và tính linh hoạt.

Đánh giá